Vi xử lý đang trở thành con bài chính trị

Anh Thumb

ỹ và châu Âu đang chi hàng tỷ USD trong cuộc chạy đua sản xuất vi xử lý với Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này có thể gây phản tác dụng.

Vi xu ly tro thanh vu khi chinh tri anh 1

Ngày 15/3, Intel công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy khổng lồ trị giá 18,7 tỷ USD tại thành phố Magdeburg ở Đông Đức. Nhà máy này chịu trách nhiệm sản xuất linh kiện bán dẫn tiên tiến. Trước đó, gã khổng lồ vi xử lý cũng đã xây dựng 2 nhà máy ở Arizona và Ohio (Mỹ) nhằm phục vụ tham vọng của mình.

Cả 3 nhà máy là một phần trong kế hoạch giành quyền kiểm soát sản xuất linh kiện bán dẫn của CEO Intel Pat Gelsinger. Ông cho rằng Intel phải hành động để giải quyết tình trạng thiếu chip trên toàn cầu. Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm các nhà máy mới cũng giúp Intel không phải phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

“Tình hình hiện tại càng củng cố lý do chúng tôi thực hiện dự án xây dựng nhà máy tại Magdeburg. Nhu cầu về chuỗi cung ứng và phục hồi cần được cân bằng”, Gelsinger nói.

Ảnh hưởng của chính trị

Sự khan hiếm vi xử lý đã khiến một số ngành công nghiệp như sản xuất ôtô, điện thoại thông minh và máy chơi game bị đình trệ. Thực tế này buộc Mỹ và châu Âu phải đưa ra các giải pháp nhằm tránh phụ thuộc vào các quốc gia sản xuất chip ở châu Á.

Để ủng hộ Intel, Mỹ và Liên minh châu Âu hứa hẹn sẽ hỗ trợ tổng cộng 100 tỷ USD cho công ty này để tăng sản lượng. Bên cạnh đó, họ cũng mong muốn giảm lệ thuộc vào Trung Quốc khi nước này có kế hoạch trở thành cường quốc sản xuất vi xử lý. Tuy nhiên, một số chuyên gia trong ngành lo ngại rằng việc phương Tây thúc đẩy cạnh tranh có thể phản tác dụng.

Vi xu ly tro thanh vu khi chinh tri anh 2

Mỹ và châu Âu không muốn lệ thuộc vào Trung Quốc trong việc sản xuất chất bán dẫn. Ảnh: DW.

Vấn đề không chỉ nằm ở số vốn đầu tư hay thời điểm, mà những ràng buộc chính trị kèm theo khoản viện trợ có thể làm phức tạp chuỗi cung ứng toàn cầu. Các khu vực khác nhau trên thế giới sẽ thi nhau cạnh tranh để đảm bảo nguồn cung, trong khi chưa thể lắp đầy khoảng trống của các nhà máy chủ chốt trong nước.

“Các quốc gia mong muốn tự chủ và sở hữu chuỗi cung ứng riêng là do yếu tố chính trị thúc đẩy”, Rudi De Winter, CEO X-Fab Silicon Foundries

Theo ông Rudi De Winter, Giám đốc điều hành của công ty sản xuất chip X-Fab Silicon Foundries, chính trị đang có tác động rất lớn đến ngành công nghiệp bán dẫn. Các khu vực trên thế giới đều muốn tự chủ chuỗi cung ứng để tránh bị lệ thuộc.

“Ngành công nghiệp bán dẫn là một lĩnh vực kinh doanh toàn cầu và nó vẫn đang hoạt động rất tốt. Việc các quốc gia mong muốn tự chủ và sở hữu chuỗi cung ứng riêng là do chính trị thúc đẩy, không phải bởi nhu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn”, ông Rudi De Winter nhận định.

Để minh chứng cho điều này, vi xử lý là một trong những mặt hàng đầu tiên mà phương Tây áp dụng trừng phạt lên Nga. Khi đó, các ngành công nghiệp của Nga sẽ chịu thiệt hại rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất xe hơi. Mặt khác, Nga và Ukraine lại đang xuất khẩu paladi và neon, 2 vật liệu quan trọng được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn. Do đó, khi chuỗi cung ứng bị đứt quãng, các nước khó có thể duy trì sản lượng như bình thường.

Ngoài ra, Mỹ và châu Âu muốn giành lại thị phần chip sau khi phụ thuộc quá nhiều vào các khu vực khác trong những thập kỷ gần đây. Vào những năm 90, Mỹ chiếm gần 40% sản lượng đĩa bán dẫn, trong khi EU chiếm hơn 20%, theo số liệu của Mỹ và Liên minh châu Âu. Tuy vậy, Mỹ hiện tại chỉ dưới 15% và EU còn khoảng 10%.

Kế hoạch của Mỹ

Trong nỗ lực chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi châu Á, Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch đầu tư 52 tỷ USD vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất chất bán dẫn trong nước như một phần của việc cạnh tranh với Trung Quốc. Mặc dù vậy, dự luật này vẫn đang chờ được thông qua.

“Chúng tôi đang tập trung vào việc hồi sinh ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ. Chất bán dẫn là nền tảng thiết yếu của kinh tế hiện đại”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết tại nhà máy mới của Intel ở Ohio.

Trả lời